Góp ý
khiếu nại

Liên hệ
trực tiếp

Laptop88 - 125 Trần Đại Nghĩa

Số 125 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Zalo 0904.583.588

Hotline 024.7106.9999 - ấn 220

Laptop88 - Nguyễn Văn Lộc

LK3C5 Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội

Zalo 0904.666.488

Hotline 024.7106.9999 - ấn 222

Laptop88 - 277 Nguyễn Văn Cừ

277 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội

Zalo 0906.299.288

Hotline 024.7106.9999 - ấn 223

Laptop88 - 34 Hồ Tùng Mậu

34 Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Hà Nội

Zalo 0911.042.665

Hotline 024.7106.9999 - ấn 221

Laptop88 - 376 Phạm Văn Đồng

376 Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội

Zalo 0906.299.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 512

Laptop88 - Hồ Chí Minh

63 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP. HCM

Zalo 0902.176.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 225

Laptop88 - Thái Nguyên

45 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên

Zalo 0972.365.228

Hotline 024.7106.9999 - ấn 2

Tư vấn
mua hàng

BÁN HÀNG ONLINE CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE

Danh mục sản phẩm

Tổng hợp thông tin về bàn phím cơ mà chắc chắn bạn sẽ cần!

Bàn phím cơ đang ngày càng lên ngôi hiện nay đối với cả người dùng PC lẫn laptop. Vậy bàn phím cơ có những ưu nhược điểm gì? Bạn đã hiểu rõ về bàn phím/ bàn phím máy tính này hay chưa? Hãy cùng Laptop88 tìm hiểu chi tiết sản phẩm linh kiện máy tính này trong nội dung sau đây nhé!

 

Bàn phím cơ là gì?

 

Bàn phím cơ (hay còn gọi là Mechanical Keyboard) là một loại bàn phím có thiết kế với cơ chế cơ học. Loại bàn phím này được trang bị các switch (ở dạng khối cứng) riêng biệt cho từng phím.

Cơ chế cơ học này cho phép người dùng cảm nhận được mức độ nhấn phím thông qua hành trình từng phím. Đặc biệt là cảm giác bật lò xo sau khi phím được nhấn xuống.

Khi gõ phím thì các lò xo sẽ được ép lại và chạm vào phần kim loại. Tại đây, xuất hiện một hiện tượng gọi là đóng mạch. Nó có nhiệm vụ truyền tín hiệu đi và phát thông tin đến hệ thống máy chủ. Từ đó, các ký tự sẽ lần lượt hiển thị trên màn hình.

Các loại Switch bàn phím cơ phổ biến hiện nay

Khi chọn mua phím cơ thì Switch chính là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của bàn phím vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Các loại bàn phím Switch bao gồm:

- Blue Switch: Đây là Switch được sử dụng phổ biến cho âm thanh clicky đặc trưng, với lực bấm 50G. Một số loại bàn phím có trang bị Blue Switch là Corsair Strafe, G-Skill KM780R, Ttesport Poseidon ZX,…

- Red Switch: Cho cảm giác bấm nhẹ hơn, không có tiếng ồn, không có khấc tactile. Đây là loại Switch lý tưởng dành cho các game thủ chứ không phù hợp để dùng gõ chữ.

Loại Switch này có lực bấm là 45g và được trang bị trên một số loại bàn phím như Ducky One, Steelseries M500, CM Masterkey Pro L,…

- Brown Switch: Loại Switch này có khấc tactile mang lại cảm giác bấm rõ ràng nhưng không gây ra tiếng ồn với lực bấm 45g. Một số loại bàn phím trang bị Brown Switch là Logitech G610, Das Keyboard 4 Professional, Leopold FC900R,...

- Clear Switch: Loại này thì tương tự như Brown Switch nhưng lại có lực bấm nặng hơn là 65g. Clear Switch không gây ra tiếng ồn và có khấc giữa tactile hành trình phím.

- Black Switch: Loại này thì gần giống với Red switch nhưng lại có lực ấn nặng hơn khoảng 60g. Không được trang bị khấc tactile nên hành trình gõ phím khá trơn. Loại Switch này thích hợp với những người chơi game chuyên nghiệp. Bàn phím sử dụng black switch là: Leopold FC660M,...

- Silent Switch: Đây là loại Switch không phát ra âm thanh khi gõ, cực kỳ êm ái. Loại này có đặc điểm tương tự như RED Switch tuy nhiên lại ăn điểm hơn bởi vì nó êm ái tuyệt đối, rất thích hợp với người dùng hay phải gõ văn bản nhiều. Với lực ấn là 45g và được trang bị trên một số loại bàn phím như Corsair Strafe RGB Silent,...

- MX Switch/MX Silver: Loại Switch này được ra mắt thị trường vào năm 2016 với những ưu điểm như: Không gây ra tiếng động khi gõ, độ cao của phím là 1.2mm thay vì 2mm như các loại khác. Rất thích hợp cho những game thủ chuyên nghiệp đòi hỏi tốc độ cũng như cường độ gõ cực nhiều. Loại này có lực ấn là 45g và hiện nay chỉ dành riêng cho các sản phẩm của Corsair như: K65 Rapidfire RGB, K70 Rapidfire RGB.

Ưu điểm và nhược điểm của bàn phím cơ

Ưu điểm


- Tính ổn định: Vì những sản phẩm bàn phím cơ có đặc thù là trọng lượng nặng nên bên cạnh nhược điểm thì nó cũng sẽ có ưu điểm là giúp cố định bàn phím nằm yên một chỗ, hạn chế được tình trạng xê dịch khi người dùng gõ phím.

- Tuổi thọ cao: Những sản phẩm phím cơ sẽ thường có tuổi thọ cao hơn những sản phẩm bàn phím thường. Bởi trong quá trình sản xuất loại bàn phím này đã được thử nghiệm để đạt 30 - 70 triệu lần nhấn phím, trong khi đó bàn phím thường chỉ đạt được khoảng 5 triệu lần nhấn.

- Không có sự hao mòn: Độ bền của loại bàn phím cơ được đánh giá rất cao. Ngay cả khi bạn sử dụng trong nhiều năm thì nó vẫn rất ổn định. Rất ít khi xảy ra tình trạng kẹt nút, phát ra âm thanh khó chịu. Đó là chưa kể, các nút bấm hầu như không bị hao mòn.

Nhược điểm

- Giá thành cao: Vì là sản phẩm được trang bị nhiều tính năng cũng như những công nghệ hiện đại hơn những bàn phím thông thường nên đồng nghĩa với việc bàn phím máy tính cơ có giá thành không hề rẻ. Và hiện tại thì những loại bàn phím cơ hiện nay trên thị trường sẽ có giá bán trung bình khoảng vài triệu đồng.

- Tiếng ồn khi gõ: Những sản phẩm bàn phím cơ sử dụng Blue switch sẽ thường gây ra nhiều tiếng ồn hơn. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn và tạo cảm giác khó chịu bởi các tiếng ồn nào. Tuy nhiên thì đối với những người chuyên chơi game thì việc tiếng ồn phát ra khi gõ sẽ mang đến trải nghiệm hấp dẫn hơn. Vậy nên sẽ tùy vào từng đối tượng sử dụng mà yếu tố này có thể vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của bàn phím cơ.

- Trọng lượng khá nặng: Đa số các sản phẩm bàn phím cơ đều có trọng lượng khá nặng so với những sản phẩm bàn phím khác. Đây có thể coi là một trong những nhược điểm nhất định nếu người dùng có thói quen sử dụng đặt lên đùi hay đem theo bàn phím bên mình.

Một số thuật ngữ về bàn phím cơ

Nếu bạn là người yêu thích và chuyên sưu tầm bàn phím cơ thì đây là những thuật ngữ vô cùng hữu ích đấy.

- Actuation Force (lực thực thi): Là lực cần thiết để kích hoạt một switch. Đây là lực mà người dùng cần phải áp dụng lên mỗi phím. Mỗi loại switch sẽ có một lực nhấn khác nhau.

- Bottom out: Có thể hiểu là hành trình của một người khi hoàn thành quá trình nhấn phím.

- Clicky: Là một thuật ngữ rất quen thuộc. Nó chỉ một loạt tiếng kêu click click khi gõ bàn phím.

- Backlighting: Đây là tính năng của một số bàn phím cơ. Cho phép chiếu sáng qua phím bằng ánh sáng LED. Điều này giúp người dùng dễ dàng nhìn và sử dụng bàn phím trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc trong bóng tối.

- Linear (tuyến tính): Thuật ngữ dùng để chỉ những loại switch không gây ra tiếng click. Các loại switch này sẽ giúp hạn chế tiếng ồn khi sử dụng.

- Tacticle (tiếp xúc): Thuật ngữ cũng rất phổ biến, dùng để chỉ các loại switch khi gõ sẽ tạo tiếng khấc rất rõ.

- Spring: Dùng để chỉ phần lò xo bên trong của switch. Đây là phần chủ chốt tạo lực đàn hồi và lực cản. Lò xo được trang bị dày hơn sẽ tạo lực nhấn mạnh hơn, gõ phím nặng tay hơn.

- Stem: Là tên của loại bộ phận nhựa, giúp kết nối switch với bàn phím. Tùy vào từng loại stem mà sẽ quyết định loại switch được gắn trên bàn phím.

Bàn phím cơ khác bàn phím thường như thế nào?

Bàn phím cơ và bàn phím thường là hai loại bàn phím được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mỗi loại bàn phím đều có những đặc điểm riêng.

- Bàn phím thường: Ở mỗi phím nhấn sẽ được đặt một miếng cao su, khi nhấn vào một phím bất kì thì miếng cao su này sẽ chạm với bảng mạch điện bên dưới và sau đó nhờ đàn hồi nên miếng cao su giúp phím bấm trở lại vị trí cũ.

- Bàn phím cơ: Trên mỗi phím nhấn sẽ được trang bị một công tắc riêng và thường được gọi là switch, bên trong mỗi phím sử dụng một chiếc lò xo đặt thẳng đứng, giúp mang đến khả năng phản hồi nhạy hơn.

Khi có ý định mua bàn phím cơ, bạn nên tìm hiểu kỹ để chọn được loại phù hợp với mục đích sử dụng. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm được phần nào về sản phẩm bàn phím này.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

chat với laptop88