Góp ý
khiếu nại

Liên hệ
trực tiếp

Laptop88 - 125 Trần Đại Nghĩa

Số 125 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Zalo 0904.583.588

Hotline 024.7106.9999 - ấn 220

Laptop88 - Nguyễn Văn Lộc

LK3C5 Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội

Zalo 0904.666.488

Hotline 024.7106.9999 - ấn 222

Laptop88 - 277 Nguyễn Văn Cừ

277 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội

Zalo 0906.299.288

Hotline 024.7106.9999 - ấn 223

Laptop88 - 34 Hồ Tùng Mậu

34 Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Hà Nội

Zalo 0911.042.665

Hotline 024.7106.9999 - ấn 221

Laptop88 - 376 Phạm Văn Đồng

376 Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội

Zalo 0906.299.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 512

Laptop88 - Hồ Chí Minh

63 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP. HCM

Zalo 0902.176.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 225

Laptop88 - Thái Nguyên

45 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên

Zalo 0972.365.228

Hotline 024.7106.9999 - ấn 2

Tư vấn
mua hàng

BÁN HÀNG ONLINE CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE

Danh mục sản phẩm

Tìm hiểu và phân biệt các loại màn hình laptop phổ biến hiện nay

 

Màn hình sẽ là thứ đầu tiên mà bạn phải để ý khi muốn mua một chiếc laptop phục vụ cho công việc và học tập của mình. Bởi các công nghệ sản xuất màn hình đang ngày càng phát triển, thế nên người dùng sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa các loại màn hình laptop với nhau. Để giúp bạn tìm hiểu và phân biệt được các loại màn hình máy tính, laptop giữa rừng chủng loại, Laptop88 sẽ tổng hợp các thông tin ở nội dung dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé! 

 

Phân biệt các loại màn hình laptop theo công nghệ 

 

1.Màn hình LCD

 

Màn hình LCD (Liquid Crystal Display) hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng, đây là loại màn hình được cấu tạo bởi các điểm ảnh bên trong chứa các tinh thể lỏng.

 

Hiện nay, màn hình LCD không chỉ được áp dụng trong các loại màn hình laptop mà màn hình này còn được ứng dụng phổ biến trong các thiết bị điện tử như: màn hình tivi, màn hình máy tính để bàn...

 

Đặc điểm

 

Màn hình LCD được cấu tạo từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau, bao gồm:

 

Bắt đầu bằng kính lọc phân cực nằm dọc để lọc ánh sáng tự nhiên (1), 2 lớp kính có điện cực ITO (2, 4) kẹp chặt lớp tinh thể lỏng ở giữa (3), một lớp kính lọc phân cực nằm ngang (5) nữa và kết thúc bằng gương phản xạ lại ánh sáng cho người xem (6).

 

 

 

 

Màn hình LCD hiển thị màu sắc được bởi những điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi màu sắc cũng như cường độ ánh sáng. Những điểm này hiển thị màu sắc theo quy tắc phối màu phát xạ từ 3 màu lam, lục và đỏ.

 

Và từ đó những điểm ảnh tắt hoặc bật 3 màu này để tạo ra một điểm màu, tập hợp nhiều điểm màu cho ra một hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.

 

Ưu và nhược điểm của màn hình LCD

 

Ưu điểm:

Thiết kế dạng phẳng mỏng nhẹ

Hình ảnh ánh sáng chân thực và sắc nét

Tiết kiệm điện năng, không hại mắt

 

Nhược điểm:

Khả năng hiển thị ngoài trời kém, góc nhìn hẹp

Chất lượng màn hình sẽ giảm xuống sau 1 thời gian sử dụng

 

2. Màn hình IPS

 

Trong các loại màn hình laptop, thì màn hình IPS (viết tắt của In-plane Switching) là loại màn hình đang được ưa chuộng nhất trên thị trường, là nhánh chủ đạo của màn hình LCD và được sử dụng rộng rãi trên các thiết bị màn hình phổ biến hiện nay như: màn hình máy tính, màn hình tivi, màn hình điện thoại thông minh,...

 

Đặc điểm

 

Màn hình IPS với đặc điểm hiển thị hình ảnh trên dải gam màu rộng hơn đã được lựa chọn ứng dụng trên nhiều sản phẩm cao cấp.

 

Điển hình như màn hình IPS laptop là lựa chọn lý tưởng cho dân chuyên thiết kế đồ họa, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng hiển thị.

 

Bên cạnh đó, tấm nền IPS còn đem đến góc nhìn rộng đến 178 độ về phương ngang. Nó sẽ cho phép người dùng có thể quan sát, trải nghiệm hình ảnh sắc nét mà không nhất thiết phải ngồi chính diện với màn hình thiết bị.

 

 

 

Ưu và nhược điểm của màn hình IPS

 

Ưu điểm

Góc nhìn rộng

Màu sắc hình ảnh trung thực và chính xác

Độ bền tốt, khi chạm tay vào màn hình IPS, hiện tượng lóe sáng, xuất hiện các điểm ảnh sẽ không xảy ra.

 

Nhược điểm

So với màn hình AMOLED của Samsung thì IPS có một số hạn chế như:

Dày hơn so với màn hình AMOLED.

Tấm nền IPS tiêu thụ điện năng nhiều hơn màn hình AMOLED.

 

3. Màn hình OLED/AMOLED

 

OLED được viết tắt bởi cụm từ Organic Light-Emitting Diode, màn hình này thường được trang bị trên những dòng laptop cao cấp như: Thinkpad, Spectre,… Bên cạnh đó, màn hình còn được ứng dụng cho tivi, điện thoại,...

 

Màn hình này sử dụng 1 tấm phim carbon được đặt bên trong panel của màn hình. OLED sẽ tự phát ra ánh sáng khi có dòng điện truyền qua, trong khi trên màn hình LCD sẽ phải sử dụng đến đèn nền để phát sáng.

 

 

Samsung là hãng phát triển công nghệ này đầu tiên và đặt tên là màn hình AMOLED. Do phần lớn màn hình AMOLED sử dụng công nghệ OLED nên bạn cũng có thể gọi chúng là màn hình AMOLED.

 

Ưu và nhược điểm của màn hình OLED/AMOLED

 

Ưu điểm

Chất lượng hình ảnh, độ sáng cao, tốc độ phản hồi nhanh

Góc nhìn rộng

Ít tiêu tốn điện năng

 

Nhược điểm

Chi phí sản xuất màn hình AMOLED cao so với màn hình LED-LCD thông thường

Hiệu suất của màn hình bị suy giảm theo thời gian.

 

4. Màn hình Retina

 

Màn hình Retina thực chất là màn hình IPS LCD được Apple thiết kế sao cho màn hình có mật độ điểm ảnh trên màn hình cao đến mức (trên 230ppi) mắt người bình thường không thể phân biệt được từng điểm ảnh nhỏ riêng biệt ở điều kiện thường. Nhờ đó, nhìn bằng mắt thường ở khoảng cách vừa phải với người dùng, màn hình sẽ hiển thị văn bản và hình ảnh cực kỳ sắc nét.

 

Màn hình Retina được trang bị trên hầu hết các thiết bị của Apple như iPad, Macbook và cả iPhone,...

 

 

Ưu và nhược điểm của màn hình Retina

 

Ưu điểm

Truyền tải, hiển thị hình ảnh chất lượng, sống động, mượt mà và màu sắc vô cùng hoàn hảo, sắc nét

Góc nhìn rộng hơn, đảm bảo chất lượng hình ảnh khi bạn xem ở nhiều góc độ.

 

Nhược điểm 

Màn hình Retina khá dày với cấu tạo 3 lớp (lớp đèn nền, lớp hiển thị và lớp cảm ứng)

Màn hình có lớp đèn nền chiếu sáng nên tiêu hao nhiều năng lượng. 

Đây là màn hình có tính độc quyền nên chưa thích ứng với nhiều ứng dụng công nghệ.

 

5. Màn hình TN (Twisted Nematic)

 

Màn hình TN (Twisted Nematic) là cấu trúc màn hình tinh thể xuất hiện trên thị trường từ khá lâu về trước. Với giá thành sản xuất rẻ màn hình TN từng rất phổ biến trên nhiều thiết bị điện tử như: điện thoại, máy tính xách tay thậm chí là cả tivi.

 

 

Ưu và nhược điểm của màn hình TN

 

Ưu điểm

Giá thành rẻ

Tiết kiệm điện

Tấm nền có tốc độ phản hồi nhanh, có thể đạt tới 1 ms.

Màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh với tần số quét cao, lên đến 240 Hz.

 

Nhược điểm

Góc nhìn của màn hình này khá hẹp.

Hình ảnh cùng màu sắc trên màn hình sẽ nhạt đi nếu người dùng không ngồi trực diện với màn hình.

 

Phân loại các màn hình laptop theo độ phân giải màn hình

 

  • Loại màn hình tỷ lệ 16:9 : Phần lớn laptop trên thị trường hiện nay có tỷ lệ 16:9 với 3 độ phân giải phổ biển là 1367x768 (màn HD), 1600x900 (màn HD+) và 1920x1080 (full HD). 

Ngoài ra trên thị trường hiện nay đã có những loại laptop sở hữu màn hình độ phân giải lớn hơn như màn 2560x1440 (2K) và 3840x2160 (4K).

 

  • Loại màn hình tỷ lệ 16:10: Thường thấy ở các dòng Macbook của Apple. Từ năm 2012, khi Apple đưa ra những chiếc Macbook với màn hình sở hữu công nghệ Retina, những màn hình laptop khi đó đã lên tới 2560x1600 đối với Macbook Pro 13.3” và 2880x1800 đối với dòng Macbook Pro 15.4” . Tuy nhiên, đối với Macbook Air, hãng vẫn giữ độ phân giải màn hình khiêm tốn là 1367x768 hay 1440x900.

 

Như vậy, Laptop88 đã giới thiệu đến bạn những thông tin về các loại màn hình laptop phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng, bài biết trên sẽ giúp ích bạn trong việc lựa chọn loại màn hình máy tính có tấm nền phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

chat với laptop88