Góp ý
khiếu nại

Tra cứu
bảo hành

Liên hệ
trực tiếp

Laptop88 - 125 Trần Đại Nghĩa

Số 125 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Zalo 0904.583.588

Hotline 024.7106.9999 - ấn 220

Laptop88 - Nguyễn Văn Lộc

LK3C5 Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội

Zalo 0904.666.488

Hotline 024.7106.9999 - ấn 222

Laptop88 - 277 Nguyễn Văn Cừ

277 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội

Zalo 0906.299.288

Hotline 024.7106.9999 - ấn 223

Laptop88 - 34 Hồ Tùng Mậu

34 Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Hà Nội

Zalo 0911.042.665

Hotline 024.7106.9999 - ấn 221

Laptop88 - 376 Phạm Văn Đồng

376 Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội

Zalo 0906.299.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 512

Laptop88 - Hồ Chí Minh

63 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP. HCM

Zalo 0902.176.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 225

Laptop88 - Thái Nguyên

45 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên

Zalo 0972.365.228

Hotline 024.7106.9999 - ấn 2

Tư vấn
mua hàng

BÁN HÀNG ONLINE CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE

Danh mục sản phẩm

Tìm hiểu tổng quan về máy trạm Dell

 

Dell là một trong những hãng sản xuất laptop / máy tính xách tay lớn trên thế giới và còn là thương hiệu sản xuất máy trạm hay còn gọi là laptop đồ hoạ được nhiều người Việt tin dùng, lựa chọn nhiều trên thị trường hiện nay. Để tìm hiểu chi tiết hơn về máy trạm Dell, trong bài viết này mình sẽ tổng hợp một số thông tin hữu ích về laptop Dell, các bạn cùng theo dõi nhé! 

 

Máy trạm Dell là gì? 

 

Máy trạm Dell hay còn được gọi là Dell Precision là dòng máy trạm chuyên dùng để xử lý hình ảnh đồ họa chuyên nghiệp của Dell. Đối tượng của máy trạm Dell là những người làm lập trình viên, kiến trúc sư, creator hay những người chuyên sản xuất các sản phẩm đồ họa khác (dựng phim, biên tập viên…).

 

Máy trạm Dell là sản phẩm dành cho thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nên từ khi được ra mắt, sản phẩm có ngoại hình khá nặng do với các dòng sản phẩm khác trên thị trường. Nhưng máy trạm Dell lại có được hiệu năng cực khỏe, máy có thể đáp ứng tốt các tác vụ đồ họa nặng như đồ họa 3D, edit hay render video. 

 

Trải qua 20 năm sản xuất máy trạm, Dell đã hoàn thiện vài cải tiến không ngừng thay đổi và sáng tạo hơn về thiết kế, ngoại hình của máy trạm Dell. Nếu trở về thời gian năm 2009 - 2013, người dùng làm đồ họa không thể không biết đến những sản phẩm máy trạm Dell như Dell Precision M4600, Dell Precision M4800 hay như Dell Precision M6600. 

 

Cho đến năm 2016, Dell đã thay đổi diện mạo cho những chiếc máy trạm Dell của mình với thiết kế gọn gàng hơn, mỏng nhẹ hơn và hiệu năng khỏe hơn tiêu biểu là Dell Precision 7510 với thiết kế thon gọn hơn và Dell Precision 5510 được thiết kế theo hướng mỏng nhẹ hơn, di động hơn. Với sự thay đổi này, Dell giúp người dùng có thể tự do làm việc ở mọi nơi với hiệu năng xử lý đồ họa cực khỏe và đa nhiệm. 

 

Ưu nhược điểm của máy trạm Dell 

 

Ưu điểm: 

 

Máy trạm Dell có giá thành sản phẩm phù hợp với chất lượng và hiệu năng máy, phù hợp với tài chính của nhiều người dùng hiện nay. 

 

Máy được trang bị CPU Intel Core đa nhân cao cấp với các đuôi K, H, HQ cực khỏe cho tốc độ xử lý nhanh mượt, thực hiện được khối lượng 

tính toán nhiều hơn so với các dòng máy tính phổ thông. 

 

Những dòng máy trạm Dell đều được trang bị card đồ họa rời chuyên dụng như Card NVIDIA Quadro hoặc AMD Radeon Pro - Đây là những là cái tên nằm trong dòng card đồ họa được tích hợp sẵn từ phần cứng cùng thuật toán hỗ trợ các phần mềm đồ họa để cải thiện hiệu năng xử lý. Không chỉ vậy, chúng còn có Driver chuyên biệt để hỗ trợ giúp card đồ họa có được hiệu năng làm việc cao nhất. 

 

Những chiếc máy trạm Dell thường có nhiều khe cắm để người dùng có thể nâng cấp RAM và ổ SSD. Ngoài ra, máy trạm cũng rất đa dạng cổng kết nối. Vì vậy người dùng có thể kết nối một cách dễ dàng.

 

Đa phần các máy trạm Dell đều có hệ thống tản nhiệt lớn với chất lượng vượt trội. Có một số mã máy còn được trang bị tới 2 ống tản nhiệt riêng cho cả CPU và GPU. Bộ phận tản nhiệt của máy trạm hoạt động rất hiệu quả và ổn định.  

 

Nhược điểm: 

Có một số sản phẩm máy trạm Dell khi hoạt động xuất hiện tiếng ồn với quạt tản nhiệt gây cảm giác khó chịu, mất tập trung khi làm việc. 

Do được chú trọng nhiều về cấu hình nhiều hơn nên phần lớn máy trạm Dell có thiết kế hơi thô sơ và cứng cáp, không được thời trang tinh tế như các dòng máy trạm của hãng khác. Ngoài ra, trọng lượng của máy trạm Dell được nhiều người đánh giá có trọng lượng nặng nhất so với các hãng khác. 

 

Một số mẫu máy trạm Dell phổ biến

 

Dell Precision M4800

 

Nhắc đến máy trạm Dell là chúng ta không thể bỏ qua được cái tên Dell Precision M4800. Đây được coi là chiếc máy trạm Dell huyền thoại mà bất kể sinh viên hay người làm kiến trúc, xây dựng nào đều biết đến. Laptop Dell Precision M4800 có vẻ ngoài khá “gấu” với những đường nét đơn giản, vuông tạo thành góc cạnh nhưng vẫn toát lên được vẻ lịch lãm tạo sự hấp dẫn người dùng. Lớp vỏ ngoài chất liệu hợp kim nhôm cùng kết cấu khung máy làm từ magie cấu trúc tổ ong, mang lại được sự chắc chắn, đáng tin cậy.

 

Với các “số đo” 37,6 x 25,6 x 3,99 cm và nặng 2,88 kg, mẫu máy trạm của Dell không thể sánh bằng các laptop dòng phổ thông hiện nay.

 

 

Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì hai điểm nhấn quan trọng nhất của workstation là sự mạnh mẽ và bền bỉ trong công việc, thay vì chú trọng vào kiểu dáng thời trang hay sự mỏng nhẹ cho di động.

 

Dell Precision M6800

 

Là người anh em sinh đôi với M4800, Dell Precision M6800 là một chiếc máy trạm Dell sở hữu một màn hình khá lớn với kích thước 17.3inch. Với kích thước này, bạn sẽ có được không gian hiển thị lớn hiển thị được nhiều cửa sổ làm việc mà không bị rối mắt. Chiếc máy M6800 sẽ là sự lựa chọn tốt cho người dùng đặc biệt là cho các nhiếp ảnh gia, biên tập viên video và nhà thiết kế trang web, nhờ có độ phân giải Full HD và được phủ lớp chống chói giúp làm giảm chói và phân tán ánh sáng cho màn hình.

 

 

Bộ khung được làm gần như hoàn toàn từ hợp kim magie và nhôm đem lại sự cứng cáp và chắc chắn tới cho người dùng. Thiết kế của máy đã được kiểm tra và vượt qua các thử nghiệm tiêu chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-810G. Do đó, Dell Workstation M6800 có khả năng chống bụi, độ ẩm cao, hoạt động được trong điều kiện khắc nghiệt và đối phó tốt với các yếu tố tác động từ bên ngoài.

 

Dell Precision M6800 được trang bị bộ vi xử lý Core i7 – 4800MQ có tốc độ 2.7GHz và có thể Turbo lên 3.7GHz Turbo, kết hợp với bộ nhớ RAM 8GB giúp máy có hiệu suất hoạt động cao hơn hầu hết các dòng máy trạm di động cùng phân khúc, cùng với đó là các option card đồ họa Quadro K4100M GPU / Quadro K3100M để người dùng dễ dàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu làm việc cũng như trong tầm ngân sách đưa ra, giúp máy có thể xử lý các tác vụ đồ họa nặng, các công việc render phim, thiết kế 3D mà không hề gặp chút khó khăn nào.

 

Dell Precision 7510

 

Dell Precision 7510 là mẫu máy tính trạm Dell sở hữu một thiết kế thon gọn, không hề thô kệch như người anh em M4800 của mình. Máy có thiết kế đi ngược lại rất nhiều quy chuẩn của máy trạm truyền thống. Mặt nắp của máy được làm bằng kim loại những được phủ thêm một lớp nhung cùng với đường gân hình tổ ong cho vẻ ngoài cao cấp giống hệt những chiếc laptop doanh nhân. Dell Precision 7510 vẫn sẽ cho người dùng cảm giác cứng cáp của dòng máy trạm Precision khi sở hữu khung viền bằng thép bao bọc xung quanh, với những vát cắt kim cương nổi bật.

 

 

Dell Precision 7510 được trang bị một màn hình 15.6 inch Full HD trang bị thêm tấm nền IPS cùng lớp phủ nhám cho không gian hình ảnh rộng và cực sắc nét, tối ưu cho công việc thiết kế đồ họa.

 

Ngoài ra cùng lớp phủ nhám và độ sáng màn hình ở mức khá là 271 nits, 7510 có thể dễ dàng giúp người dùng làm việc ở ngoài trời hay những nơi có cường độ ánh sáng lớn.

 

Dell Precision 5510

 

Sở hữu ngoại hình giống như XPS 15, nắp và đáy của Dell Precision 5510 được làm bằng nhôm màu bạc xám. Phần khung được làm từ sợi carbon khá chắc chắn, giúp máy tăng cường độ bền, chống chịu và giảm đi trọng lượng.

 

Tổng thể cân nặng của máy chỉ ở khoảng 2kg, khá đặc biệt nếu nói đây là dòng workstation. Bên trong, có một sàn bằng sợi carbon với một kết thúc mềm mại, thoải mái. 

 

 

Màn hình của Dell Precision 5510 được trang bị công nghệ viền màn mỏng, mỏng tạo cảm giác hiện đại và không gian như được mở rộng. Máy có 2 tuỳ chọn độ phân giải cho bạn lựa chọn hợp với nhu cầu là Full HD và 4K cực kì sắc nét. Hình ảnh được hiển thị rõ nét, màu sắc trung thực cho đáp ứng tốt mọi yêu cầu cao trong công việc. 

 

Ẩn sau vẻ ngoài mỏng manh tinh tế như mình đã nhấn mạnh suốt từ nãy đến giờ thì Dell Precision 5510 lại sở hữu 1 cấu hình cực kì khủng. Phiên bản mình đang có ở đây được trang bị bộ vi xử lí core i7-6820HQ, Ram 16GB, ổ cứng SSD 512Gb và được trang bị Card Nvidia Quadro M1000M mang lại hiệu năng hết sức tuyệt vời cho máy. Thật khó có thể tưởng tượng chiếc máy tính mỏng nhẹ như thế này lại sở hữu hiệu năng mạnh mẽ đến vậy.

 

Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng máy trạm Dell. Nếu bạn đang tìm hiểu và có nhu cầu mua sắm công cụ làm việc phục vụ cho việc thiết kế hình ảnh, các bạn hãy tham khảo ngay các mẫu máy trạm mà mình đã gợi ý ở trên đây nhé!

 >> Xem thêm:

Có nên mua laptop Dell cảm ứng ?

Chọn mua laptop Dell rẻ, làm việc nhanh mượt

Điểm danh các mẫu laptop Dell mỏng nhẹ hot giá rẻ nhất 2021

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

chat với laptop88