Góp ý
khiếu nại

Liên hệ
trực tiếp

Laptop88 - 125 Trần Đại Nghĩa

Số 125 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Zalo 0904.583.588

Hotline 024.7106.9999 - ấn 220

Laptop88 - Nguyễn Văn Lộc

LK3C5 Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội

Zalo 0904.666.488

Hotline 024.7106.9999 - ấn 222

Laptop88 - 277 Nguyễn Văn Cừ

277 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội

Zalo 0906.299.288

Hotline 024.7106.9999 - ấn 223

Laptop88 - 34 Hồ Tùng Mậu

34 Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Hà Nội

Zalo 0911.042.665

Hotline 024.7106.9999 - ấn 221

Laptop88 - 376 Phạm Văn Đồng

376 Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội

Zalo 0906.299.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 512

Laptop88 - Hồ Chí Minh

63 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP. HCM

Zalo 0902.176.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 225

Laptop88 - Thái Nguyên

45 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên

Zalo 0972.365.228

Hotline 024.7106.9999 - ấn 2

Tư vấn
mua hàng

BÁN HÀNG ONLINE CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE

Danh mục sản phẩm

Tìm hiểu các loại chuột máy tính thông dụng nhất hiện nay

 

Mặc dù bạn đã biết chức năng của chuột máy tính, nhưng bạn có biết trên thị trường hiện này có những loại chuột máy tính nào? Loại nào tốt? Loại nào phù hợp với nhu cầu của bạn? Vậy trong bài viết này mình sẽ tổng hợp thông tin về các loại chuột máy tính phổ biến trên thị trường hiện nay và chức năng đặc biệt của các loại chuột. 

 

>>> Có thể bạn quan tâm và tìm mua chuột không dây sạc pin Office S88 Pro 1 chỉ hơn 100K: Pin sạc tiện lợi không cần thay pin, di cực mượt, điều chỉnh độ nhạy linh hoạt. Thiết kế thời trang, trẻ trung hiện đại. Click êm. Phù hợp mọi dáng tay

 

Các loại chuột máy tính phổ biến hiện nay 

 

1.Chuột cơ

 

Chuột cơ hay còn gọi là chuột bi lăn, là loại chuột có chứa viên bi kim loại hoặc cao su ở mặt dưới. Khi di chuyển thì viên bị sẽ lăn theo, lúc này cảm biến bên trong sẽ xác định chuyển động và di chuyển con trỏ trên màn hình theo đúng hướng.

 

 

Ngày nay, trong các loại chuột máy tính thì chuột cơ đã ít được sử dụng và được thay thế bằng loại chuột quang.

 

  1. Chuột quang

 

Chuột quang sẽ được trang bị công nghệ tiên tiến như đèn LED, cảm biến quang và kết nối không dây thay vì sử dụng viên bi lăn như chuột cơ. Chuột quang sẽ phát hiện các chuyển động của các cảm biến khi ánh sáng phản xạ.

 

Điểm cộng của chuột quang là không cần phải vệ sinh nhiều vì nó không chứa bất kỳ bộ phận chuyển động nào giống như chuột cơ.

 

 

  1. Chuột không dây

 

Ngoài chuột quang, chuột không dây cũng là một trong các loại chuột máy tính hiện đang được nhiều người sử dụng nhờ vào sự tiện lợi mà nó đem lại. Loại chuột này sẽ được kết nối với máy tính thông qua các công nghệ khác nhau như Bluetooth, RF hoặc sóng hồng ngoại. Để sử dụng chuột không dây thì máy tính phải được cắm thêm thiết bị nhận tín hiệu ở cổng USB.

 

 

  1. Chuột stylus

 

Chuột stylus là một loại thiết bị ngoại vi thường được sử dụng cho mục đích vẽ và thiết kế đồ họa, nó có thiết kế giống như cây bút.

 

 

Các thao tác đồ họa và vẽ mà người dùng thực hiện sẽ dựa vào bảng điều khiển được thiết kế riêng, do đó loại chuột này là trợ thủ đắc lực cho những ai đang làm việc liên quan đến vẽ và thiết kế đồ họa.

 

  1. Con trỏ chuột 3D

 

Chuột 3D đặc biệt ở chỗ là con trỏ sẽ tạo chuyển động trong môi trường ảo 3D và 2D. Loại chuột 3D này ít khi được sử dụng cho các tác vụ thông thường, mà chủ yếu được thiết kế dành riêng các game thủ điều khiển trò chơi.

 

Ngoài ra các lĩnh vực như thiết kế kiến ​​trúc và thiết kế mô hình 3DConnexion SpaceNavigator cũng rất cần loại chuột này.

 

  1. Chuột Laser

 

Chuột laser sử dụng ánh sáng laser để phát hiện hướng di chuyển của chuột. Chuột laser không chứa bất kỳ bộ phận chuyển động nào bên trong nên nó sẽ có độ chính xác cao hơn so với các loại chuột quang khác, vì loại chuột này cung cấp độ nhạy và độ chính xác cao hơn gấp 20 lần.

 

 

 

Nhờ vào tính năng này mà chuột laser thường được sử dụng để chơi game, thiết kế đồ họa, kỹ thuật và những lĩnh vực yêu cầu độ chính xác thao tác cao.

 

  1. Chuột Touchpad

 

Touchpad hay còn được gọi là Glide pad hoặc trackpad, được sử dụng để cung cấp đầu vào cho máy tính. Đây là loại bàn phím cảm ứng thường được trang bị trên laptop hoặc một số loại bàn phím đặc biệt. Người dùng có thể di chuyển con trỏ trên màn hình bằng ngón tay, dùng hai nút bên dưới để sử dụng và thao tác như chuột bình thường.

 

  1. Chuột chơi game (chuột gaming)

 

Trong các loại chuột máy tính thì chuột chơi game (hay còn gọi là chuột gaming) được phát triển dành riêng cho các game thủ. Chuột chơi game thường có độ nhạy và sự linh hoạt cao hơn, thích hợp để chơi các loại game chiến lược như StarCraft hoặc đấu trường nhiều người chơi cùng một lúc.

 

 

Ngoài ra, loại chuột này còn có các ưu điểm như trọng lượng nhẹ, dễ dàng cầm nắm và tạo sự thoải mái hơn cho lòng bàn tay và ngón tay.

 

Cấu tạo và các bộ phận chung của tất cả các loại chuột máy tính

 

Trong tất cả các loại chuột máy tính thường sẽ có những bộ phận sau:

 

Nút bấm trái/phải: Đa số các loại chuột máy tính (trừ con trỏ chuột 3D) thì thường sẽ có hai nút bấm và ta hay gọi là chuột trái và chuột phải.

 

Viên bi / đèn laser / đèn LED: Trong những loại chuột cơ đời cũ thường được gắn thêm một viên bi cao su ở phía dưới để lăn trên bề mặt phẳng. Còn đối với các loại chuột máy tính như chuột quang sẽ được trang bị đèn laser hoặc LED, các bộ phận này cho phép chuột di chuyển theo hướng trục x và trục y để di chuyển con trỏ hiện trên màn hình máy tính.

 

Con lăn: Mục đích chính của con lăn là giúp bạn dễ dàng cuộn các file hoặc tài liệu lên và xuống.

 

Bảng mạch in: Được bố trí phía trong, nó chứa tất cả các thành phần điện tử gồm các tụ điện, diode và thanh ghi. Bảng này nhận đầu vào dưới dạng tín hiệu điện tử từ thao tác của người dùng.

 

Dây cáp, kết nối không dây: Chuột có dây phải có dây cáp để cắm với máy tính. Còn chuột không dây thì cần một thiết bị nhận tín hiệu cắm vào cổng USB của máy tính để nhận tín hiệu.

 

Pin: Thường chỉ có ở chuột không dây.

 

Bộ vi xử lý: Là bộ xử lý được cài sẵn trên bảng mạch của chuột, đây là bộ não của chuột.

 

Ngoài những bộ phận trên thì bên trong còn có các linh kiện điện tử khác như:

 

Thanh ghi: Nơi lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình hoạt động của bộ vi xử lý.

 

Tụ điện: Giúp lưu trữ thông tin điện tử trong điện trường.

 

Diode: Có vai trò định hình dòng điện chạy theo một hướng.

 

Transistor: Dùng để khuếch đại hoặc chuyển đổi tín hiệu điện tử.

 

IC: Đây là wafer nhỏ và được làm bằng chất liệu silicon.

 

Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các loại chuột máy tính trên thị trường và chọn được cho mình loại chuột phù hợp với nhu cầu của mình. 



Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

chat với laptop88