LOQ 2024 RTX 3050 6GB Chỉ 16Tr
TẤT TẦN TẬT VỀ CÁC CHUẨN KẾT NỐI USB !!!
Chuẩn kết nối USB là như thế nào? Có bao nhiêu loại chuẩn kết nối USB? Chúng khác nhau ra sao?
USB hay còn gọi là Universal Seriral Bus là một chuẩn kết nối thông dụng cho rất nhiều thiết bị hiện nay. Nó là một dạng cổng kết nối Plug - N - Play (cắm và sử dụng) được phát minh ra vào năm 1996 do một tổ chức có tên là USB Implementer Forum (USBIF) là tập hợp của các công ty hỗ trợ & phát triển về USB.
USB có 2 tính năng chính: Đầu tiên là khả năng kết nối ngay lập tức (hot swapping) cho phép ngắt hoặc gỡ bỏ thiết bị khỏi máy chủ mà không cần khởi động hoặc làm gián đoạn hệ thống như ở các cổng kết nối cũ. Điều này giúp người sử dụng tiện lợi hơn rất nhiều trong quá trình sử dụng khi có thể ngắt kết USB một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng tới các công việc, tác vụ trên máy chủ. Thứ hai là khả năng truyền tải dòng điện một chiều (DC) trên USB, nó cho phép USB truyền tải điện năng tới các thiết bị ngoại vi cần điện năng thấp (5V).
Nhờ có 2 tính này, USB được áp dụng trong việc kết nối máy chủ, máy tính với các thiết bị ngoại vi và truyền tải dữ liệu, điện năng tới các thiết bị này. Cũng chính vì vậy, USB sẽ có rất nhiều CHUẨN KẾT NỐI và CHUẨN TỐC ĐỘ để phù hợp với từng loại thiết bị kết nối và nhu cầu sử dụng của người dùng hiện nay. Hãy cùng Laptop88 tìm hiểu sâu hơn về các CHUẨN KẾT NỐI và CHUẨN TỐC ĐỘ của USB nhé!
- Về CHUẨN KẾT NỐI của USB:
Để có thể kết nối và phù hợp với thiết bị và mục đích sử dụng, USB sẽ có rất nhiều các CHUẨN KẾT NỐI. Về cơ bản chúng sẽ được chia thành 3 chuẩn chính là: USB Type-A; USB Type-B và USB Type-C. Bên cạnh đó chúng ta sẽ có các định dạng khác của chuẩn này, đó là: Micro Type-A; Mini Type-A; Micro Type-B; Mini Type-B. Vậy thì các loại CHUẨN KẾT NỐI này khác nhau như thế nào?
- Chuẩn kết nối USB Type-A:
Đây là chuẩn kết nối, giao tiếp USB thông dụng nhất hiện nay. Nó thường được sử dụng và xuất hiện trên rất nhiều laptop, PC hay các thiết bị điện tử hiện để truyền, nhận dữ liệu hoặc cung cấp năng lượng.
Thiết kế của chuẩn kết nối Type-A có dạng cổng lớn với một khung kim loại hình chữ nhật dẹt bọc bên ngoài một miếng nhựa và có chứa các điểm tiếp xúc truyền tải dữ liệu. Với thiết kế vuông và mặt phẳng, Type-A có thể dễ dàng gỡ bỏ khỏi kết nối mà không gặp quá nhiều ma sát, giúp USB chịu được nhiều lần cắm kết nối trong suốt thời gian sử dụng Bên trong nó sẽ có 4 chân pin kết nối và các lãy giúp tăng sự chắc chắn cố định khi cắm vào các cổng kết nối.
Chúng ta sẽ có 2 dạng cổng kết nối USB Type A đó là Type A Male và Type-A Female. Về cơ bản, Type-A Male sẽ là đầu cắm còn Type-A Female sẽ là cổng cắm.
2. Chuẩn kết nối USB Type-B:
Khác với Type-A, chuẩn kết nối Type-B thường được sử dụng và xuất hiện chủ yếu trên các thiết bị ngoại vi ít cần sự thay đổi, và đòi hỏi sự chắc chắn trong quá trình kết nối như máy ảnh, máy in, ..., giúp chúng có thể kết nối với máy chủ (VD: Laptop, PC, …).
Thiết kế của Type-B có hình dạng vuông vức và có các góc vát nhẹ ở 2 đầu kết nối. Nó vẫn giống với Type-A khi sử dụng mã sát ở đầu USB và các lãy nhỏ bên trong để giữ cố định lúc kết nối. Tuy vậy Type-B có cách thiết kế các lãy nhỏ và chân pin khác với Type-A để phù hợp với mục đích sử dụng.
Cũng như ở cổng kết nối Type-A chúng ta cũng sẽ có Type B Male và Type B Female. Vì thường sử dụng để kết nối giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi, mà máy tính thường có các cổng Type A- Female, nên các cáp truyền dữ liệu thường có thiết kế Type-A to Type-B.
3. Chuẩn kết nối Micro USB Type-A
Chuẩn kết nối này thường xuất hiện trên các thiết bị di động như điện thoại cá nhân, thiết bị công nghệ máy ảnh, gps, … Micro USB Type-A có tốc độ truyền tải dữ liệu cao lên đên 490Mbps và tính On-The-Go (cho phép điện thoại, máy tính bảng trở thành máy chủ để kết nối các bộ phận ngoại vi).
Thiết kế của Micro USB Type-A nhỏ gọn với đầu cắm vuông vắn và có 5 chân pin kết nối ở trong.
4. Chuẩn kết nối Micro USB Type-B
Tương tựu với Micro USB Type-A nhưng Type-B xuất hiện nhiều hơn trên các thiết bị di động và điện thoại cá nhân đời mới hiện nay. Về thiết kế Type-B khác Type-A đôi chút về đầu cắm vát tròn nhẹ phần trên, bên trong vẫn là 5 chân pin kết nối nhỏ gọn.
Tốc độ truyền tải của 2 chuẩn kết nối là tương tự nhau là 480 Mbps và có tính On-The-Go
5. Chuẩn kết nối Mini USB Type B (4 & 5 chân pin)
Với nhược điểm của USB Type B ban đầu có kích thước quá lớn, không phù hợp với các thiết bị điện tử cá nhân nhỏ gọn như PDA, máy ảnh kỹ thuật số và điện thoại di động. Do đó các nhà sản xuất đã thu nhỏ nó lại và cho ra đời chuẩn kết nối Mini USB Type-B với hình dạng nhỏ hơn và được vát nhỏ đi ở phần mặt trên của cổng kết nối. Thiết kế mặc định sẽ là 5 chân pin có kích thước to hơn phiên bản 4 pin - thấy nhiều trên các mẫu máy ảnh kỹ thuật số, đặc biệt là Kodak®.
Chuẩn kết nối USB này thấy khá nhiều trên các thiết bị di động trước đây. Hiện tại thì chúng không còn được sử dụng quá nhiều trên các thiết bị điện tử nữa.
6. Chuẩn kết nối USB Type-C
Đầu kết nối USB-C hoặc USB Type-C là chuẩn kết nối USB mới nhất trên thị trường hiện nay. Thiết kế của Type-C cực kỳ tiện dụng so với các chuẩn kết nối trước. Kích thước đầu cắm của Type-C khá nhỏ gọn chỉ tương đương với Micro USB. Với 2 mặt đầu cắm tương tự nhau, không phân biệt mặt trên mặt dưới, người sử dụng sẽ không còn phải mất công để phân biệt chính xác mặt cắm nữa.
Đặc biệt thì các nhà sản xuất rất ưa chuộng kích thước nhỏ gọn và cực kỳ mỏng của USB Type-C, vì nó có thể giúp họ thiết kế các sản phẩm di động mỏng hơn phù hợp với thị hiếu ngày nay của người tiêu dùng.
Hơn nữa tốc độ truyền tải dữ liệu trên USB Type-C có thể lên tới 10GBps cùng điện áp đầu ra có thể lên tới 20V, 100W. Chính vì vậy nó có thể được tích hợp và sử dụng làm cổng kết nối All in one (một cho tất cả). Tiêu biểu là Apple đã sử dụng cổng kết nối USB Type-C để thay thế toàn bộ cổng kết nối trên Macbook trong phiên bản mới nhất của năm nay.
Và cũng cũng nhờ những tính năng nổi bật, USB Type-C có thể tích hợp thêm công nghệ để hỗ trợ người dùng, tiêu biểu là công nghệ Thunder Bolt. Với công nghệ Thunder Bolt này, người dùng có thể:
- Truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 40 Gbps
- Xuất hình ảnh ra 2 màn hình 4K tần số quét 60Hz
- Sạc điện thoại và hầu hết các laptop với nguồn điện lên tới 100Wh
- Kết nối Laptop với một GPU gắn ngoài để tăng hiệu năng.
Người sử dụng sẽ có tất cả các tính năng trên chỉ với một USB Type-C với công nghệ ThunderBolt. Thực chất công nghệ này đã xuất hiện từ những năm 2000, nhưng phải năm 2016 sự ra đời của ThunderBolt 3 và đặc biệt là USB Type-C thì nó mới có được sự biến chuẩn lớn về hiệu năng và được người tiêu dùng biết đến.
II. Về CHUẨN TỐC ĐỘ của USB:
- USB 1.0
Ra đời từ năm 1996, USB 1.0 là chuẩn tốc độ kết nối đầu tiên của USB và nó rất chậm khi chỉ đạt 12MBps. Hiện giờ người sử dụng sẽ rất khó để tìm được thiết bị nào còn sử dụng USB với tốc độ này. Tất cả thiết bị công nghệ hiện tại đều sử dụng các cổng kết nối USB từ 2.0 trở lên.
2. USB 2.0
Khi ra đời vào tháng 4 năm 2000, với tốc độ truyền tải dữ liệu 480Mbps, USB 2.0 được coi là một cuộc cách mạng với tốc độ nhanh gấp 50 lần so với USB 1.x. Tuy vậy đến nay, sự ra đời của USB 3.0 với tốc độ vượt trội, USB 2.0 đang được thay thế dần.
Nhưng với giá thành rẻ và hỗ trợ nhiều định dạng kết nối như mini, micro, USB On-The-Go, người sử dụng vẫn sẽ bắt gặp USB 2.0 trên rất nhiều các thiết bị công nghệ hiện nay.
3. USB 3.0
Được coi tiêu chuẩn tốc độ truyền tải dữ liệu hiện tại dành cho USB. USB 3.0 có tốc độ nhanh hơn nhiều so với USB 2.0 lên đến 5Gbps. Kể từ khi ra đời vào những năm 2012 cho tới nay, hầu hết các máy tính đều có ít nhất một cổng USB 3.0. Thông thường thì USB 3.0 thường được sơn màu xanh nước biển để dễ dàng nhận biết hoặc là kèm theo ký hiệu SS (viết tắt cho Super Speed). USB 3.0 cũng thường được sử dụng nhiều để kết nối cho các ổ cứng cắm ngoài.
4. USB 3.1
Là chuẩn tốc độ mới nhất hiện nay, USB 3.1 có 2 loại:
- USB 3.1 Gen 1: Về cơ bản thì khá giống như USB 3.0 với tốc độ tối đa của nó vẫn ở mức 4.8 - 5 Gbps nhưng chỉ "nhỉnh" hơn chút về hiệu năng.
- USB 3.1 Gen 2 có tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 10Gbps, gấp đôi so với USB 3.0 / 3.1 gen 1. USB 3.1 gen 2 còn được cải tiến khả năng xử lý tín hiệu để phần dữ liệu bị dôi ra (overhead) trở nên nhỏ hơn, tức là tiết kiệm dung lượng khi truyền đi hơn so với thế hệ cũ. Logo dùng để chỉ USB 3.1 gen 2 là SuperSPEED+
Khi kết hợp nó với chuẩn kết nối USB Type-C, người dùng sẽ vừa có một cổng truyền tải dữ liệu tốc độ lại vừa có một cổng sạc cho thiết bị cực kỳ tiện lợi. Thậm chí cổng USB Type-C 3.1 còn có thể xuất hình ảnh ra các cổng Display Port và HDMI một cách dễ dàng.
Chính vì vậy các nhà sản xuất đang dần chuyển các cổng kết nối đời cũ sang cổng kết nối USB 3.1, . Nhưng do chi phí và giá thành khá đắt đỏ nên, cổng kết nối này khá khó tiếp cận với đại đa số người dùng.