Góp ý
khiếu nại

Tra cứu
bảo hành

Liên hệ
trực tiếp

Laptop88 - 125 Trần Đại Nghĩa

Số 125 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Zalo 0904.583.588

Hotline 024.7106.9999 - ấn 220

Laptop88 - Nguyễn Văn Lộc

LK3C5 Nguyễn Văn Lộc - Hà Đông - Hà Nội

Zalo 0904.666.488

Hotline 024.7106.9999 - ấn 222

Laptop88 - 277 Nguyễn Văn Cừ

277 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội

Zalo 0906.299.288

Hotline 024.7106.9999 - ấn 223

Laptop88 - 34 Hồ Tùng Mậu

34 Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Hà Nội

Zalo 0911.042.665

Hotline 024.7106.9999 - ấn 221

Laptop88 - 376 Phạm Văn Đồng

376 Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội

Zalo 0906.299.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 512

Laptop88 - Hồ Chí Minh

63 Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, TP. HCM

Zalo 0902.176.788

Hotline 024.7106.9999 - ấn 225

Laptop88 - Thái Nguyên

45 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên

Zalo 0972.365.228

Hotline 024.7106.9999 - ấn 2

Tư vấn
mua hàng

BÁN HÀNG ONLINE CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE
BÁN HÀNG ONLINE

Danh mục sản phẩm

Màu sRGB là gì? Và những điều cần biết về thông số màu sắc

 

Màu bạn nhìn ngoài đời thực, trên giấy và trên màn hình laptop, máy tính là rất khác nhau. Để đo được độ phủ màu chính xác lớn nhất khi phác thảo từ ngoài thực vào màn hình hoặc từ màn hình ra ngoài, các nhà sản xuất đã phát minh ra đơn vị sRGB hay còn gọi là màu sRGB. Vậy màu sRGB là gì? Các bạn hãy đọc ngay thông tin dưới đây để hiểu rõ thêm nhé! Nhất là các bạn sinh viên kiến trúc, nhiếp ảnh gia tương lai cần nắm vững các thông tin này. 

 

Màu sRGB là gì? 

 

Màu sắc là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên một bức ảnh, đồ vật hay vĩ đại hơn là các công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, đúng ý người dùng cũng như khách hàng. Trong số đó có hai công đoạn mà người thiết kế cần lưu tâm nhất là hiển thị và in ấn (bản phác thảo trong thiết kế đưa đến khách hàng). Hai công đoạn này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuối cùng của bức ảnh và vì vậy những vấn đề ảnh hưởng tới hiển thị cũng như in ấn cần phải được hiểu rõ. Nội dung bài viết này sẽ cung cấp một số vấn đề thường gặp đối với hiển thị và in ấn cũng như cách giải quyết vấn đề hiệu quả.

 

 

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số kiến thức phổ thông về màu sắc. Màu sắc trong tự nhiên được hình thành từ những bước sóng ánh sáng khác nhau. Để số hóa màu sắc, người ta sử dụng “chuẩn màu”. Chuẩn màu là những thông tin quy định việc ghi nhận màu sắc bằng kỹ thuật số. Chúng ta có thể rất quen thuộc với một vài chuẩn màu cơ bản như Adobe RGB, sRGB hay CMYK…

 

Với mỗi chuẩn màu lại có một “không gian màu” riêng. Không gian màu là số lượng màu tối đa mà chuẩn màu có thể tái tạo được. Ví dụ như Adobe RGB có thể tái tạo tối đa 1.07 tỉ màu, sRGB có thể tái tạo tối đa 16.7 triệu màu và như vậy không gian màu của Adobe RGB rộng hơn không gian màu của sRGB. Sau đây là biểu đồ so sánh không gian màu giữa 2 chuẩn màu trên:

 

 

Vậy chúng ta có thể hiểu nôm na rằng: màu sRGB là gì? - Là độ bao phủ màu hay dải màu (color gamut) là một thuật ngữ chỉ tập hợp con, nằm trong giới hạn của các màu sắc trong thực tế, biểu hiện khả năng tái tạo màu sắc của thiết bị trong nhiếp ảnh và đồ họa kỹ thuật số. 

Màu sRGB là dải màu tiêu chuẩn truyền thống được được Microsoft và HP đưa ra vào năm 1996, áp dụng cho màn hình, kỹ thuật in ấn và internet. Sau đó dải màu này đã được tiêu chuẩn hóa bởi IEC vào năm 1999. Hiện nay, sRGB vẫn là một tiêu chuẩn cực kỳ phổ biến đối với các mẫu màn hình phổ thông. Hầu hết các mẫu màn hình phổ thông hiện tại khi bán ra đều có thông số độ bao phủ màu dựa trên chuẩn sRGB được in trên bao bì.

 

Màu sRGB được hiển thị như thế nào? 

 

Trên màn hình 

 

Mọi màu sắc đều được tạo thành từ 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá cây và xanh dương (RGB,Red-Green-Blue). Máy ảnh và các loại màn hình sử dụng cơ chế hòa trộn màu này để ghi nhận và tái tạo lại màu sắc.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại màn hình với nhiều hãng chế tạo khác nhau. Mỗi loại như vậy lại có không gian màu khác nhau, không loại màn hình nào giống loại nào. Để đạt chất lượng hiển thị tốt nhất, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng những màn hình chất lượng cao cho phép hiển thị không gian màu rất lớn (khoảng 1.07 tỉ màu). Như vậy, các nhiếp ảnh gia có thể quản lý được tối đa màu sắc trong bức ảnh của mình, làm ảnh trở nên lung linh hơn và bắt mắt hơn.

Tuy nhiên, đa phần khách hàng thường không quan tâm nhiều đến vấn đề đó. Khách hàng phần lớn chỉ sử dụng các loại màn hình tầm trung với không gian màu hiển thị chỉ khoảng 16.7 triệu màu. Như vậy, những gì nhiếp ảnh gia muốn gửi gắm sẽ không được khách hàng nhận được đầy đủ và chính xác.

Vấn đề này được giải quyết dễ dàng khi chúng ta làm việc với chuẩn màu sRGB. Tuy rằng không gian màu của sRGB không rộng bằng Adobe RGB nhưng sRGB được rất nhiều loại màn hình phổ thông hiển thị đầy đủ. Khách hàng sẽ thấy được đầy đủ những gì nhiếp ảnh gia thấy, tránh được tình trạng lệch pha giữa 2 bên.

 

Trong in ấn

 

Trên các phương tiện hiển thị vật lý, người ta sử dụng phương pháp tách màu để hiển thị màu sắc cần thiết. Bản chất của tách màu là loại bỏ các màu không cần thiết, chỉ giữ lại màu cần hiển thị. Đây là phương pháp đang được sử dụng trong các loại máy in ảnh, máy in màu.

Thông thường, chuẩn màu được sử dụng cho phương pháp hiển thị này là CMYK trong đó Cyan là màu lục, Magenta là màu đỏ thẫm, Yellow là vàng và K là màu đen. Chuẩn màu này không cho không gian màu lớn bằng cách hòa trộn màu RGB. Hãy cùng quan sát biểu đồ hiển thị sự so sánh không gian màu của sRGB và CMYK:



 

Điều này giải thích cho hiện tượng ảnh in xấu hơn ảnh số. Tùy thuộc vào chất lượng máy in, giấy in và mực in mà không gian màu có thể được cải thiện lên ít nhiều. Đồng thời các nhà sản xuất máy in cũng áp dụng những công nghệ mới cho phép thêm thắt một số màu để cải thiện mặt hạn chế của phương pháp tách màu.

 

Do vậy, khi có ý định in ảnh, chúng ta nên khảo sát trước các hiệu in ảnh để tìm hiểu về không gian màu sử dụng cho máy in của họ. Tệp tin quy định này có thể tải về được và bạn có thể add chúng vào phần mềm hậu kì để quản lý màu sắc. Chúng ta cũng có thể chuyển sang làm việc với chuẩn màu CMYK nếu như các tệp tin quy định trên không thể tìm thấy. Như vậy, có thể chắc chắn rằng những gì chúng ta muốn truyền tải đều được thể hiện đầy đủ trên bức ảnh thành phẩm cuối cùng.

 

Màu sắc luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong nhiếp ảnh. Việc quản lý màu sắc luôn cần được thực hiện đúng và hợp lý. Chỉ bằng một vài những thao tác nhỏ như đổi chuẩn màu hay dành thời gian tìm hiểu về chuẩn màu, chúng ta có thể tránh được những than phiền không đáng có về chất lượng ảnh của khách hàng, người xem.

 

Mong rằng với những thông tin mà mình đã tổng hợp ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về dải màu, cũng như giải đáp cho câu hỏi: màu sRGB là gì?. Nếu các bạn có thắc mắc hay muốn chia sẻ kiến thức về dải màu này thì hãy bình luận ngay ở dưới bài viết này nhé!

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

chat với laptop88