Laptop Dell Siêu Bền - Khỏe Chỉ 12Tr
Laptop gaming với laptop workstation, sinh viên kỹ thuật nên chọn máy nào ?
Hiện nay, thị trường laptop (máy tính xách tay) cung cấp rất nhiều lựa chọn cho các bạn sinh viên kỹ thuật, trong đó nổi bật là hai dòng sản phẩm cao cấp: Laptop gaming với laptop Workstation (máy trạm). Cả hai loại đều sở hữu cấu hình mạnh mẽ và nhiều tính năng nổi bật về phần cứng và phần mềm. Để xác định loại laptop nào phù hợp nhất với nhu cầu của bạn, hãy cùng tìm hiểu và so sánh chi tiết giữa laptop gaming và laptop đồ họa trong bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về laptop đồ họa
Máy trạm hay còn gọi là workstation - Đây là những thiết bị được thiết kế đặc biệt cho nhu cầu làm việc chuyên nghiệp và nghiên cứu. Với yêu cầu phải xử lý các phần mềm nặng và phức tạp như phần mềm dựng hình 3D, thiết kế kiến trúc, mô phỏng chi tiết máy và các ứng dụng AI nên máy trạm cần có cấu hình cao mang tính đặc thù.
Các dòng máy trạm thường được trang bị CPU chip H hoặc thậm chí là các vi xử lý Xeon, cùng với card đồ họa chuyên dụng như dòng Quadro. Card đồ họa Quadro này được tối ưu hóa cho các tác vụ tính toán và đồ họa chuyên sâu, mang lại hiệu suất vượt trội so với các card chơi game GeForce, vốn thường được thiết kế cho hiệu suất giải trí và chơi game.
Máy trạm còn được trang bị nhiều khe RAM hơn so với laptop gaming. Điều này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu làm việc với khối lượng dữ liệu lớn và yêu cầu bộ nhớ cao trong các phần mềm chuyên nghiệp. Khả năng mở rộng RAM giúp máy trạm duy trì hiệu suất ổn định khi xử lý các tác vụ đa nhiệm và yêu cầu bộ nhớ cao.
Ngoài ra, máy trạm được hoàn thiện với độ bền cao và khả năng tản nhiệt tốt. Chúng thường được thiết kế để hoạt động liên tục trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày, với khả năng tản nhiệt hiệu quả giúp duy trì hiệu suất ổn định và bảo vệ các linh kiện bên trong khỏi quá nhiệt. Những đặc điểm này làm cho máy trạm trở thành công cụ lý tưởng cho các chuyên gia và nhà nghiên cứu cần sự ổn định và hiệu suất cao trong công việc của mình.
Máy trạm và laptop gaming: Đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho sinh viên kỹ thuật - xây dựng?
Máy trạm (workstation) có nhiều lợi thế đáng kể so với các mẫu laptop gaming trong cùng tầm giá, đặc biệt về chất lượng build, độ bền bỉ, và hiệu năng xử lý các tác vụ chuyên nghiệp.
- Độ hoàn thiện và độ bền:
Đầu tiên, chất lượng xây dựng của máy trạm vượt trội hơn hẳn so với laptop gaming. Chẳng hạn, chiếc Zbook G6 ra mắt từ năm 2019 vẫn cho thấy sự chắc chắn và độ bền ấn tượng so với các laptop gaming dưới 30 triệu đồng hiện nay. Điều này cho phép máy trạm hoạt động liên tục trong thời gian dài mà không gặp vấn đề về hiệu suất hay nhiệt độ, điều mà nhiều laptop gaming khó đạt được.
- Card đồ họa:
Một lợi thế khác của máy trạm là card đồ họa chuyên dụng. Các dòng card như Quadro trước đây và hiện tại là RTX dòng A được tối ưu hóa cho các tác vụ mô phỏng và tính toán đòi hỏi độ chính xác cao. Đây là yếu tố quan trọng với những người làm việc với các phần mềm CAD, mô phỏng, hoặc các công cụ kỹ thuật khác, nơi mà sự chính xác trong tính toán được ưu tiên hơn tốc độ xử lý. Ví dụ, trong bài test specviewperf, máy trạm Zbook G6 vượt trội hơn so với 3050Ti của laptop gaming khi chạy Siemen NX.
- Khả năng nâng cấp của máy trạm và laptop gaming:
Khả năng nâng cấp của máy trạm cũng vượt trội hơn laptop gaming. Nhiều mẫu máy trạm, như Dell hoặc Zbook, có tới 4 khe RAM, cho phép nâng cấp tối đa để đáp ứng nhu cầu công việc phức tạp.
Với các ưu điểm trên, máy trạm rõ ràng là sự lựa chọn lý tưởng cho sinh viên ngành xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật và những người cần một chiếc laptop bền bỉ, ổn định, và chính xác cho công việc. Trong tầm giá mà sinh viên có thể tiếp cận, máy trạm chắc chắn sẽ vượt trội hơn laptop gaming về độ bền, khả năng hoàn thiện, và hiệu năng làm việc chuyên nghiệp.
- Giá của máy trạm và laptop gaming:
Máy trạm (workstation) và laptop gaming đều là những mẫu laptop có cấu hình cao, phục vụ những nhu cầu sử dụng khác nhau và có sự khác biệt lớn về giá cả cũng như tính năng.
+ Giá của máy trạm: Đối với mẫu tầm trung thì sẽ có mức giá dao động trong khoảng 30 - 50 triệu cho các cấu hình cơ bản. Còn những mẫu cao cấp có thể lên tới 100 triệu hoặc hơn, với bộ xử lý và card đồ họa chuyên nghiệp hơn rất nhiều
+ Giá của laptop gaming: Laptop gaming có rất nhiều tầm giá, tầm giá rẻ dao động trong khoảng 15 - 19 triệu. Còn tầm trung thì có mức giá dao động từ 20 - 27 triệu, cao cấp hơn thì có từ 30 - 40 triệu. Thậm chí còn có những mẫu như Alienware, ROG,... thì cũng có mức giá lên tới 50 - 70 triệu.
Tóm lại, nếu so về giá thì, máy trạm thường có giá cao hơn laptop gaming, đặc biệt khi nói đến các dòng máy có cấu hình chuyên dụng cho các ngành nghề kỹ thuật. Nếu cùng xét trong mức giá 15 - 19 triệu thì bạn đã mua được laptop gaming mới, nhưng sẽ chỉ mua được máy trạm cũ mà thôi.
Top 5 mẫu máy trạm giá rẻ cấu hình khỏe vượt tầm giá cho sinh viên
Nếu bạn chưa biết chọn mẫu laptop đồ họa nào trong vô vàn các mẫu laptop trên thị trường, để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể tham khảo 4 mẫu laptop đồ họa nổi bật ở dưới đây:
Dell Precision 3560 chỉ từ 10 triệu
Dell Precision 3560 là sự lựa chọn HIẾM HOI cho dân đồ họa, kỹ thuật trong tầm GIÁ RẺ nhưng vẫn muốn sở hữu chiếc máy trạm khỏe. Chiếc máy này được trang bị CPU Intel Core i5 1135G7 mang đến hiệu năng tính toán mạnh mẽ. Với 4 nhân 8 luồng và độ xung nhịp tới 4.2GHz, máy có dư sức xử lý nhanh chóng mọi tác vụ văn phòng cho đến phức tạp như lập trình, đồ họa chuyên nghiệp.
Đặc biệt, máy sở hữu card đồ hoạ rời NVIDIA Quadro T500, giúp máy chạy được mọi ứng dụng đồ hoạ văn phòng, từ 2D, 3D chuyên nghiệp cho đến việc render video. Ngoài ra, bạn cũng có thể giải trí với các tựa game mà không bị giật lag hay xé hình.
Để đảm bảo người dùng có được điều kiện tốt nhất để sáng tạo, nhà sản xuất đã trang bị cho Dell Precision 3560 màn hình kích thước lớn 15.6 inch từ đó giúp cho bạn thoải mái chia nhỏ cửa sổ để thực hiện nhiều tabs vụ cùng lúc, đồ họa 3D, kiến trúc, bản vẽ cực dễ dàng. Cùng với độ là độ phân giải Full HD (1920 x 1080 pixel) trải nghiệm hình ảnh trước và sau khi thiết kế vô cùng sắc nét và sống động.
Lenovo Thinkpad P53 chỉ từ 14 triệu
Thinkpad P53 là chiếc laptop đồ họa cao cấp, bền bỉ thuộc dòng Lenovo Thinkpad của hãng laptop Lenovo. ThinkPad P53 mang kiểu dáng quen thuộc, truyền thống của dòng ThinkPad, với khung máy vuông vắn, nhưng không quá góc cạnh. Máy gần giống với người em ThinkPad P1 gọn nhẹ so với một chiếc máy trạm dễ dàng cho những người công việc thường xuyên phải di chuyển.
Là một chiếc máy trạm, nên không có gì là lạ khi Thinkpad P53 được trang bị bộ cấu hình chuyên “trị” những phần mềm máy tính nặng nề nhất: bộ vi xử lý Intel Core i7 9750H, xung nhịp tối đa lên đến 4.50GHz, card đồ họa NVIDIA Quadro T1000; bộ nhớ RAM 16GB DDR4 và ổ cứng 512GB.
Khi nói đến Thinkpad không thể không nhắc đến bàn phím - bàn phím bàn phím fullsize, gõ siêu êm, siêu nảy, siêu sướng. Thinkpad P53 được trang bị bàn phím gõ cực sướng với các phím có độ nảy tốt, hành trình phím sâu, khoảng cách giữa các phím được thiết kế vô cùng hợp lý không gây đau mỏi tay dù làm việc trong thời gian dài. Cũng chính bàn phím này mà Thinkpad đã trở thành một chiếc laptop được dân lập trình và những người làm trong ngành sáng tạo nội dung vô cùng yêu thích.
Dell Precision 5540 chỉ từ 15 triệu
Dell Precision 5540 có thể nói là chiếc laptop, máy tính xách tay ấn tượng nhất trong dòng laptop đồ họa của hãng laptop Dell. Bởi thoạt nhìn, bạn sẽ không nghĩ Dell Precision 5540 i7 là một chiếc máy trạm mà giống như một chiếc laptop mỏng nhẹ cao cấp mà các doanh nhân hay thường dùng, bởi lớp vỏ màu bạc sáng khi sờ vào có cảm giác rất mát và mịn, cùng logo ở giữa máy được gia công tinh tế bằng kẽm bóng loáng và các góc cạnh được cắt gọt khéo léo, gọn gàng tạo nên một vẻ ngoài cực kỳ sang trọng, đẳng cấp cho chiếc laptop Dell Precision 5540 – điều mà không phải chiếc máy trạm nào cũng có.
Dell 5540 được trang bị CPU Intel Core i7-9750H kết hợp với card rời Quadro T1000/T2000 tùy chọn mang sức mạnh vượt trội cho khả năng xử lý mượt mọi công việc kể cả những ứng dụng đồ họa nặng đặc thù như: AutoCad, photoshop, solidworks, sketchup, 3Dsmax và công cụ làm phim như Adobe...Điều này đã khiến Precision 5540 có thể vượt mặt nhiều chiếc máy trạm khác trên thị trường hoặc trong cùng phân khúc.
Ngoài ra, Dell Precision 5540 i7 còn có bộ nhớ RAM dung lượng lớn 16GB giúp bạn làm việc cùng lúc trên nhiều ứng dụng nặng mà máy vẫn chạy mượt mà, trơn tru không hề có hiện tượng giật lag. Ổ cứng SSD 512GB NVMe tốc độ cực cao cho khả năng khởi động máy, truyền tải sao lưu dữ liệu và đóng/mở các ứng dụng nặng cực kỳ nhanh chóng chỉ trong vài giây.
Dell Precision 7550 chỉ từ 17 triệu
Dell Precision 7550 là một chiếc laptop đồ họa chuyên nghiệp dành cho dân kỹ thuật, đồ họa, Cad Revit, Sketchup, thiết kế 3D và Render được rất nhiều người lựa chọn và tin dùng. Mẫu máy trạm này không chỉ thiết kế thông minh mà còn sở hữu hệ thống tản cực mát, cấu hình siêu khỏe, siêu bền đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.
Chiếc máy trạm sở hữu cấu hình khủng với Chip i7 10850H hiệu năng khỏe cùng Card riêng biệt cho đồ họa Nvidia Quadro T1000M/ RTX 3000 cho hiệu năng vượt trội, nền tảng lý tưởng cho dân kỹ thuật, render, thiết kế 3D,... Bộ nhớ RAM 16GB khả năng đa nhiệm, SSD 512GB giúp bạn có không gian đủ dùng để lưu trữ tài liệu.
Thiết kế hiện đại, mạnh mẽ nhưng không kém phần sang trọng cùng với vỏ hợp kim nhôm nguyên khối bền bỉ.
Dell Precision 5560 i9 giá chỉ từ 26 triệu
Nếu bạn cần một chiếc máy trạm khỏe hơn, màn đẹp hơn, hay thiết kế mỏng nhẹ đẹp hơn các mẫu máy trạm trên thì hãy tham khảo ngay mẫu Dell Precision 5560 i9 này. Máy có thiết kế đi ngược với dòng máy trạm truyền thống mà mang sự sang trọng, mỏng nhẹ như một chiếc XPS cao cấp, thuận tiện hơn khi di chuyển, cùng với vỏ kim loại cực bền bỉ, chống va đập tốt, yên tâm dùng trong nhiều năm.
Máy sở hữu bộ cấu hình cực khỏe, tối ưu cho mọi ứng dụng đồ họa nặng. Với chip Intel Core i9-11950H + card đồ họa rời là NVIDIA RTX A2000 - đây chính xác là cấu hình lý tưởng cho các chuyên gia 3D và các môi trường đòi hỏi cao về mảng hình ảnh. Và chiếc card đồ họa này cũng là dòng card chuyên cho đồ họa sở hữu công nghệ đổ bóng vượt trội nhằm cải thiện hiệu suất của khối lượng công việc nặng về trình tạo bóng pixcel và độ sâu trường ảnh, chuyển động mờ. Nhờ bộ đôi chip card này Dell Precision 5560 i9 tự tin mang đến khả năng làm việc cực mượt ở các tác vụ thiết kế đồ họa 3Ds Max, Sketchup, Maya,.. siêu khỏe, hay có thể nói chính là chiếc máy trạm lý tưởng dành cho dân kỹ thuật và đồ họa chuyên nghiệp. Ngoài ra còn có thể cân tốt các tựa game nặng ở setting cao cực mượt mà
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc nên chọn máy giữa laptop gaming với laptop workstation cho các bạn sinh viên và người làm kỹ thuật, mong rằng các bạn sẽ có được sự lựa chọn phù hợp nhất!
Bài viết liên quan
- Top 7 máy trạm 2024 cấu hình cực khỏe, giá rẻ dành riêng cho dân đồ họa kỹ thuật 22-08-2024, 9:37 pm
- Top 5 mẫu laptop Dell Precision 2024 có cấu hình khỏe nhất trong các phân khúc 22-08-2024, 4:19 pm
- Đánh giá chi tiết về các dòng Dell Precision hiện nay 06-06-2024, 11:05 am
- Top những mẫu laptop màu hồng cực HOT trong năm 2024 23-05-2024, 7:22 am
- Top 6 mẫu laptop 16 inch siêu đẹp, cấu hình khỏe cho mọi nhu cầu 17-05-2024, 5:46 pm
- Bỏ qua 5 mẫu laptop 15.6 inch này thì đúng phí! 16-05-2024, 3:29 pm
- Giải đáp chi tiết Dell Precision là gì? Và những gợi ý sản phẩm giá tốt nhất người làm đồ họa 13-04-2024, 2:20 pm
- Đánh giá Dell 5510 i7: Máy trạm đẹp như XPS làm đồ họa siêu đỉnh 13-04-2024, 1:23 pm
- Đánh giá Dell 7510 i7 - Chiếc máy Trạm làm mưa, làm gió một thời 13-04-2024, 12:43 pm
- Dell T7910 - “Khủng long bạo chúa” trong làng máy trạm khủng đến cỡ nào? 13-04-2024, 11:39 am