LOQ 2024 RTX 3050 6GB Chỉ 16Tr
Dell Precision và Lenovo Thinkpad: Đâu là ÔNG VUA máy trạm?
Dạo gần đây Laptop88 nhận được khá nhiều câu hỏi chọn mua laptop/máy tính xách tay của các bạn học Kiến trúc - Xây dựng, Đồ họa chuyên nghiệp… Đối với ngành học đặc thù này, việc lựa chọn mua laptop phải dựa vào rất nhiều tiêu chí như: Vừa có hiệu năng tốt, tản ngon, đồng thời tính bền bỉ, khả năng cày cuốc trong thời gian dài cũng phải được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy trong bài viết này, Laptop88 sẽ bật mí cho bạn 2 dòng laptop Workstation đáp ứng được cho nhu cầu của các bạn là Dell Precision và Lenovo Thinkpad. Cùng theo dõi chi tiết dưới đây nhé.
1. Độ hoàn thiện của Dell Precision và Lenovo Thinkpad
Các dòng máy trạm như là Precision hay ThinkPad thì đều có độ hoàn thiện cực kỳ cứng cáp, bền bỉ, chắc chắn. Thiết kế thì cực kỳ tối giản. Ở dòng Dell Precision thì thường sử dụng các vật liệu cao cấp như hợp kim nhôm và kim loại để tăng độ bền và tạo cảm giác cao cấp khi sử dụng. Các chi tiết được hoàn thiện cẩn thận, mang lại sự chắc chắn và cảm giác yên tâm cho người dùng. Còn ở dòng Thinkpad thì sử dụng các vật liệu bền bỉ như hợp kim magiê, sợi carbon, tạo nên một khung máy chắc chắn và nhẹ nhàng. Một số mẫu cao cấp còn có lớp phủ chống bám vân tay, giữ cho máy luôn sạch sẽ.
2. Cổng kết nối của 2 mẫu laptop Dell Precision và Lenovo Thinkpad
Một trong các yếu tố mà thường mọi người ít để ý đến đó chính là các cổng kết nối. Vốn là các dòng máy trạm cực kỳ cao cấp và sinh ra để phục vụ cho nhu cầu công việc thì mẫu Lenovo Thinkpad hay Dell Precision cũng không hề thiếu hay thua kém về cổng kết nối so với các laptop thế hệ sau.
Về phần này thì Lenovo ThinkPad sẽ thắng do có nhiều cổng hơn, gồm USB-C, Thunderbolt 4, HDMI, và khe cắm thẻ nhớ, giúp kết nối dễ dàng với các thiết bị ngoại vi, giúp kết nối dễ dàng với các thiết bị ngoại vi.
3. Bàn phím + Touchpad
Như các bạn cũng đã biết thì Lenovo Thinkpad luôn nổi tiếng về bàn phím. Nhưng mà Dell Precision cũng không hề kém cạnh. Cả 2 đều có hành trình sâu, phản hồi rất tốt. Nếu bạn thích cảm giác gõ mềm hơn thì chọn Dell Precision, còn bạn muốn có phản hồi rõ ràng, cứng hơn thì nên chọn Thinkpad nhé. Về Touchpad thì cả 2 mẫu máy trạm đều ở mức tạm ổn để dùng.
4. Hiệu năng của 2 mẫu máy trạm Dell Precision và Lenovo Thinkpad
- Dell Precision: Dell Precision có nhiều tùy chọn CPU từ Intel Core i5/i7/i9 đến Intel Xeon, cùng với GPU từ NVIDIA Quadro hoặc AMD Radeon Pro. Đây là các lựa chọn mạnh mẽ, phù hợp cho các tác vụ đồ họa nặng, mô phỏng 3D, và xử lý dữ liệu lớn. Về phần Ram, ổ thì được trang bị RAM lớn (có thể lên đến 128GB hoặc cao hơn trên các mẫu cao cấp) và các tùy chọn ổ cứng đa dạng bao gồm SSD NVMe với dung lượng cao, hỗ trợ RAID.
- Lenovo Thinkpad: Ở dòng Thinkpad cũng cung cấp các tùy chọn CPU từ Intel Core đến Intel Xeon, và GPU NVIDIA Quadro, với hiệu suất tương đương Dell Precision, nhưng thường có tùy chọn cấu hình linh hoạt hơn trong các phiên bản khác nhau. Hỗ trợ RAM lên đến 128GB, cùng với các tùy chọn ổ cứng SSD NVMe tốc độ cao. Và ThinkPad thường có các tùy chọn mở rộng linh hoạt hơn ở các dòng P Series.
Như vậy có thể thấy, Dell Precision sẽ có hiệu năng và khả năng nâng cấp tốt hơn. Nếu các bạn cần 1 mẫu laptop workstation thiên về hiệu năng hơn trong tầm giá này thì nên chọn Dell Precision. Còn nếu muốn 1 chiếc laptop thiên về trải nghiệm tổng thể hơn, cứng cáp hơn thì nên chọn ThinkPad nhé.
- Về khả năng nâng cấp
+ Dell Precision: Các dòng máy trạm di động của Dell Precision thường hỗ trợ từ 2 đến 4 khe cắm RAM, cho phép nâng cấp lên đến 128GB DDR4 hoặc DDR5 tùy model. Điều này rất phù hợp cho các tác vụ đòi hỏi nhiều bộ nhớ như đồ họa, mô phỏng, và phân tích dữ liệu lớn.
+ Lenovo Thinkpad: Cũng có từ 2 đến 4 khe cắm RAM, hỗ trợ nâng cấp lên đến 128GB RAM DDR4 hoặc DDR5, tương đương với Dell Precision. Một số model hỗ trợ bộ nhớ ECC, phù hợp với các công việc yêu cầu độ tin cậy cao.
Cả hai dòng máy trạm đều cung cấp các tùy chọn nâng cấp mạnh mẽ, giúp người dùng tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu công việc, đảm bảo hiệu suất cao và tuổi thọ sử dụng lâu dài. Lựa chọn giữa hai dòng sản phẩm này sẽ phụ thuộc vào sở thích cá nhân và yêu cầu công việc cụ thể.
5. Màn hình của 2 dòng máy trạm Dell Precision và Lenovo Thinkpad
- Dell Precision: Các mẫu Dell Precision thường có tùy chọn màn hình từ Full HD đến 4K, với độ chính xác màu sắc cao, hỗ trợ 100% sRGB hoặc AdobeRGB trên các mẫu cao cấp, rất phù hợp cho các công việc yêu cầu chất lượng hình ảnh cao.
- Lenovo Thinkpad: Cũng cung cấp các tùy chọn màn hình tương tự, từ Full HD đến 4K UHD, với độ chính xác màu cao và hỗ trợ HDR trên một số mẫu. Lenovo cũng cung cấp tùy chọn màn hình OLED trên một số mẫu P Series, mang lại chất lượng hình ảnh ấn tượng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về 2 mẫu máy trạm Dell Precision và Lenovo Thinkpad mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nhìn chung, trong tầm giá 15 triệu này nếu bạn cần một chiếc máy trạm khỏe thì chọn Dell Precision, còn nếu muốn trải nghiệm tổng thể tốt hơn thì chọn Lenovo Thinkpad. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé.
>> Xem thêm các mẫu máy trạm Dell Precision và Lenovo Thinkpad đang bán chạy nhất tại Laptop88:
- Dell Precision 3541: Giá chỉ từ 11tr, được trang bị cấu hình chip card hủy diệt, chuyên dụng cho ngành thiết kế, đồ họa 3D, kiến trúc,.. với chip Intel Core i7 gen 9 cho hiệu năng mạnh mẽ. Đi kèm với đó là card rời chuyên dụng Nvidia Quadro P620 mạnh mẽ mang tới khả năng xử lý cực trơn tru, mượt mà. Với bộ trang bị cấu hình này giúp bạn xử lý một cách dễ dàng các tác vụ, ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp như 3D Max, CATIA, Creo, Energy, Maya, Medical, Showcase, Siemens NX và Solidworks. Ram 16GB làm đa nhiệm cực mượt
- Dell Precision 5540: Thiết kế siêu mỏng nhẹ, cực đẹp, sang không khá gì mấy mẫu Ultrabook. Chip Intel Core i7 9750H kết hợp với card rời Quadro T1000/T2000 tùy chọn cho hiệu năng cực kỳ mạnh mẽ, xử lý tốt cả những phần mềm đồ họa nặng đặc thù như: AutoCad, Sketchup, 3Dsmax, solidworks hay công cụ làm phim như Adobe…
- Dell Precision 7550: Thiết kế siêu bền, khỏe, tản nhiệt cực mát, bạn có thể làm việc cả ngày dài mà không lo máy bị nóng. Sở hữu cấu hình khủng với Chip i7 10850H hiệu năng khỏe cùng Card riêng biệt cho đồ họa Nvidia Quadro T1000M/ RTX 3000 cho hiệu năng vượt trội, nền tảng lý tưởng cho dân kỹ thuật, render, thiết kế 3D,... Bộ nhớ RAM 16GB khả năng đa nhiệm, SSD 512GB giúp bạn có không gian đủ dùng để lưu trữ tài liệu.
- Thinkpad P53: Thiết kế siêu bền bỉ, dùng tốt nhiều năm. Dùng cực sướng, cực mượt, bàn phím fullsize nổi tiếng trứ danh của dòng Thinkpad, gõ cực sướng, độ nảy tốt và hành trình phím sâu. Hiệu năng cực khỏe, chip Intel Core i7 9750H và card đồ họa NVIDIA Quadro T1000 cho khả năng xử lý cực tốt các thao tác dựng hình 3D, video chuyên nghiệp
- Thinkpad P1 Gen 2: Sở hữu cấu hình vượt trội khi sở hữu chip i7 9750H và card rời Nvidia Quadro T1000 cân mọi tác vụ từ code, lập trình đến thiết kế đồ họa. Thiết kế mỏng nhẹ, cực bền, tiện cho việc di chuyển.
- Thinkpad P15 Gen 1: Cấu hình khỏe hơn 2 mẫu Thinkpad trên, chip i7 10750H và card rời Nvidia Quadro T1000 cân mọi tác vụ từ code, lập trình đến thiết kế đồ họa. Cùng khả năng nâng cấp RAM, ổ cực tốt RAM nâng cấp tối đa 128GB chạy kênh đôi, cùng 512GB SSD NVMe (nâng cấp tối đa 2TB). Với khả năng nâng cấp dồi dào, ThinkPad P15 hứa hẹn sẽ có thể đồng hành với người dùng về lâu về dài, dù nhu cầu về công việc có thay đổi.