Tìm hiểu về GPU . Chọn GPU rời hay GPU tích hợp?
Tìm hiểu về GPU . Chọn GPU rời hay GPU tích hợp?
Bên cạnh bộ vi xử lý, Ram thì GPU cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của ổ cứng, là yếu tố được nhiều người quan tâm khi lựa chọn mua máy tính.
Nhưng lựa chọn GPU nào mới phù hợp cho nhu cầu sử dụng của bạn. GPU rời có thực sự cần thiết.
Hãy cũng Laptop88 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vậy GPU là gì?
Để tìm hiểu GPU là gì trước hết chúng ta cần hiểu về khái niệm card màn hình. Card màn hình là bo mạch đồ hoạ, có nhiệm vụ xử lý các thông tin về hình ảnh của máy tính để hiện thị lên màn hình.
Card màn hình gồm 2 bộ phận là
- Bộ xử lý đồ hoạ GPU ( Graphic Processing Unit) : là một mạch điện tử tích hợp chuyên dụng được thiết kế để thao tác và truy cập bộ nhớ đồ họa một cách nhanh chóng, để tăng tốc việc tạo ra các hình ảnh trong bộ đệm khung hình dành cho ngõ ra tới màn hình hiển thị.
- Và bộ nhớ đồ hoạ (Video Memory).
Hiểu đơn giản thì nếu CPU là bộ não của cả chiếc máy tính thì GPU chính là bộ não của card màn hình. Laptop của bạn có xử lý hình ảnh tốt không được quyết định chính bởi thiết bị này.
GPU onboard và GPU rời: Khác nhau như thế nào?
Có 2 loại card màn hình đó là card onboard và Card rời. Như tên gọi của nó thì card tích hợp là GPU được tích hợp trên bộ vi xử lý CPU và chia sẻ bộ nhớ với bộ vi xử lý. Card rời là các chip được gắn trên thẻ của chúng và được trang bị bộ nhớ riêng hay còn được gọi là bộ nhớ video hay VRAM.
Do vậy, nếu bạn muốn có hiệu suất đồ hoạ tốt thì card rời sẽ là lựa chọn tốt hơn là card onboard. Hiện nay VRAM của các GPU thường từ 2 đến 8 GB.
Các thương hiệu sản phẩm GPU
Nói đến các thương hiệu sản xuất GPU rời thì AMD Và Nvidia là 2 thương hiệu chắc chắn phải nhắc tới trong khi Intel chuyên sản xuất GPU tích hợp.
GPU của AMD thương được gọi dưới cái tên là Radeon và 1 tiền tố chỉ ra hiệu suất của chip. Chẳng hạn, hậu tố R9 đại diện cho dòng sản phẩm có hiệu năng cao của AMD, trong khi R7 là hiệu năng tầm trung. R3 và R5 đề cập đến chip cấp thấp của hãng. Ký hiệu “M” được thể hiện tính di động , chip này dành riêng cho các thiết bị di động như máy tính xách tay và máy tính bằng. Tuy nhiên, đối với dòng 400 series, AMD đã bỏ ký hiệu M và gắn nhãn mọi chip trong dòng RX bất kể khả năng thực hiện.
Các chữ số tiếp theo tương ứng với mức hiệu suất. Số lớn hơn tương ứng mức hiệu năng cao hơn. Số cuối cùng trong chuỗi đại diện cho số sửa đổi. Nếu bạn thấy X ở cuối có nghĩa bạn đã có phiên bản GPU nhanh hơn phiên bản gốc.
Không giống như CPU, GPU của Intel lại không tuân theo quy ước
Cuộc chiến GPU rời giữa AMD và Nvidia
Các thông số của GPU
Cũng giống như máy tính của bạn. GPU cũng có những thông số riêng của nó. Dưới đây là 1 số thông số cơ bản bạn cần nhớ để lựa chọn GPU phù hợp.
Băng thông bộ nhớ (Memory Bandwidth)
Đây là 1 trong những thông số quan trọng bạn cần cân nhắc khi chọn GPU. Băng thông bộ nhớ chính là tốc độ dữ liệu có thể được đọc hoặc lưu trức vào VRAM bằng card màn hình, và được đo bằng GB/s.
Một card màn hình có băng thông bộ nhớ cao có thể xử lý hình ảnh nhanh hơn và cho chất lượng tốt hơn.
GPU Clock:
Được đo bằng megahertz(MHz). Là tốc độ của bộ xử lý đồ hoạ GPU. Tốc độ này càng cao thì càng tốt.
Base Clock:
Được đo bằng megahertz (MHz), là tốc độ tối thiểu tuyệt đối mà GPU của bạn sẽ chạy ở các ứng dụng cơ bản hàng ngày
Boost Clock:
Cũng giống như công nghệ Turbo Boost của CPU, đây là công nghệ giúp tăng hiệu suất của GPU. Tuy nhiên, tùy thuộc vào công suất và nhiệt độ của laptop, bạn có thể tăng tốc độ tăng tốc vượt quá giá trị cài đặt gốc.
Tốc độ bộ nhớ ( Memory Speed). Được đo bằng MHz là tốc độ truyền dữ liệu từ GPU và Vram
GPU là yếu tố quan trọng cần quan tâm khi lựa chọn mua laptop, đặc biệt là khi bạn muốn dùng để thiết kế đồ hoạ, chơi game...Tuy nhiên, máy tính bạn sẽ không bao giờ có thể hoạt động tốt khi chỉ có GPU tốt mà CPU yếu, bộ nhớ ít. Do vậy, đừng qua giờ quyết định mua lapotp chỉ dựa trên 1 yếu tố duy nhất là GPU.